Mì sợi Thảo_luận_Thành_viên:Thusinhviet

An Chi còn nói mì còn có thể “xào, chiên” chứ không phải chỉ có một kiểu chế biến “trụng vào nước sôi cho chín rồi rưới nước”. Nếu bạn xem bài zh:面条 cũng sẽ thấy có nhiều kiểu chế biến mì khác nhau. Kiendee (thảo luận) 14:06, ngày 25 tháng 6 năm 2017 (UTC)

@Kiendee Nguyên văn ông An Chi nói ở đoạn đó thế này:
Thế thì miến 麵 trong câu đang xét nghĩa là gì? Thưa rằng đó là mì.
Rồi sau đó ông An Chi giải thích cụ thể hơn.
...Mì là một loại món ăn lấy sợi mì làm nguyên liệu chính, trụng vào nước sôi cho chính rồi rưới nước dùng vào mà ăn. Đây chỉ là cái nghĩa đặc dụng một cách phổ biến ở các xe mì, tiệm mì của người Hoa; chứ có lẽ ai cũng biết rằng mì sợi còn có thể chế biến theo cách khác, chẳng hạn như xào, chiên (rán), v.v.
Trong bài mì sợi anh viết:
Chữ Hán 麵 có âm Hán Việt là "miến". Trong tiếng Trung "miến" 麵 có nghĩa là mì nhưng trong tiếng Việt thì "miến" 麵 được dùng để chỉ miễn.
Trích dẫn thứ nhất của ông An Chi là cách nói rất tổng quát về mì-miến. Nói "miến" 麵 là "mì" thì cũng như đồng hóa "noodle" là "mì" vậy. Các loại thức ăn dạng sợi mà có thể gọi là "miến" 麵 thì ở Việt Nam có rất nhiều loại: hủ tiếu, mì, phở, miến (bún Tàu), bún. Các loại trên đều có thể gọi là "miến" 麵 trong tiếng Tàu và "noodle" trong tiếng Anh. Nhưng đương nhiên, trong tiếng Việt chúng không phải là mì. Nghĩa là "hủ tiếu" là "hủ tiếu", "mì" là "mì". "Hủ tiếu" không phải là "mì" cũng không phải là một biến thể hay một dạng thức khác của "mì".Điều đó cũng giống như "ngưu" 牛 là từ chỉ chung trâu bò chứ không phải chỉ nói về "trâu" như mọi người thường nghĩ. Và để cụ thể hơn, người Tàu nói "thủy ngưu" 水牛 để chỉ con "trâu" và "hoàng ngưu" 黃牛 để nói con "bò". Nghĩa của nó chỉ đơn giản là thế, chứ không phải "thủy ngưu" là con "trâu nước" còn hoàng ngưu là con "trâu vàng" hay "bò vàng" gì đấy. Và cũng chắc chắn luôn, người Việt không bao giờ quan niệm "bò" là một dạng "trâu" hoặc ngược lại, trong khi người Trung Hoa thì nhìn bò và trâu thì nói nó cùng một chủng, và đó là "ngưu" 牛.Để cụ thể hơn, chính trong bài viết đó, ở đoạn sau mà tôi đã trích dẫn, ông An Chi đã giải thích cụ thể hơn về định nghĩa mì của ông ấy. Và chắc chắn rằng định nghĩa mì này tương đương với "miến" 麵 hoặc noodle chứ không phải món mì mà ta mua ăn ở ngoài tiệm, nghĩa là món "miến" 麵/noodle này bao gồm luôn mì, phở, bún, hủ tiếu.Tôi thấy chỉ có vấn đề ở chỗ nếu anh trích viện dẫn của An Chi mà không giải thích cụ thể, sẽ khiến người đọc khó hiểu và sẽ bị rối bởi các định nghĩa "mì" khác nhau. Và đương nhiên, mì có thể chế biến bằng nhiều cách, nếu anh thấy còn thiếu cách chế biến nào, mời anh bổ sung dùm. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:02, ngày 25 tháng 6 năm 2017 (UTC)Từ điển Hán ngữ hiện đại định nghĩa "面" (麵) là "面条儿". Tại mục từ "面条儿" từ điển này định nghĩa "面条儿" là "用面粉做成的细条状的食品". Theo định nghĩa này miến trong tiếng Trung = mì trong tiếng Việt. Kiendee (thảo luận) 16:23, ngày 25 tháng 6 năm 2017 (UTC)Mì “trụng vào nước sôi cho chín rồi rưới nước” mà An Chi nói tới là chỉ mì bán ở "xe mì, tiệm mì của người Hoa" chứ không phải là nói ở bên Trung Quốc chế biến theo kiểu đó mới gọi là miến. Mì có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau nhưng ở chỗ đó người ta thường chỉ bán mì chế biến theo kiểu đó thôi. Kiendee (thảo luận) 00:24, ngày 26 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trong bài zh:中国面条 có nói nhiều và cụ thể hơn về mì. Tôi tìm thấy trong đó câu "米粉,米線和河粉是用米作成的麵條。", nghĩa là 米粉,米線 và 河粉 là những kiểu "mì" được làm từ bột gạo. Lần qua các bài về các món đó tôi thấy hình dạng nó khá giống với hủ tiếu, bún và phở. Vốn Hán ngữ hạn hẹp, không biết tôi dịch thế có chính xác không. Ngoài câu đó, thì đa phần còn lại của bài dành để mô tả các loại mì được làm từ bột mì, và theo nhận thức bình thường của người Việt thì nó đồng nghĩa với "mì" trong tiếng Việt. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:31, ngày 26 tháng 6 năm 2017 (UTC)Bài trên Wikipedia tiếng Trung có các thông tin mâu thuẫn nhau. Trong zh:面条 có đoạn “穀物或豆类的麵粉” nhưng trong bài zh:麵粉 thì “麵粉” được định nghĩa là “一種由小麦类磨成的粉末”, theo đó thì chỉ có “小麦” mới có thể dùng để làm “麵粉” được. Trong bài zh:面条 có đoạn “通常把稻米以外原料的麵條才稱為「麵」,以稻米為原料的稱為「粉」” nhưng chính trong bài này “麵粉” đã vừa được dùng để chỉ “麵” vừa được dùng để chỉ thứ theo đoạn đó phải gọi là “粉”. Kiendee (thảo luận) 14:18, ngày 26 tháng 6 năm 2017 (UTC)Vậy thì có lẽ ta dùng 「麵」 để nói "mì" thì đúng hơn nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:09, ngày 27 tháng 6 năm 2017 (UTC)Theo định nghĩa hiện tại về mì trong bài Mì sợi trên Wikipedia tiếng Việt thì hủ tiếu, phở, miến, bún đều là mì cả. Tiếng Việt không có từ nào để chỉ chung mọi loại thức ăn dạng sợi, bài trên Wikipedia tiếng Trung dùng “麵粉” (đính chính: 麵條) để chỉ tất cả các loại thức ăn dạng sợi có lẽ là vì muốn dùng một từ nào đó để chỉ chung mọi loại thức ăn dạng sợi. Thay vì đặt ra một tên gọi mới hay phải sử dụng một cụm từ dài cho cái trong ngôn ngữ của mình vốn không có từ để biểu đạt người ta đã chọn một tên gọi sẵn có, có nghĩa hẹp hơn cái muốn người ta muốn nói đến. Kiendee (thảo luận) 03:51, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)Kiendee Không biết anh có nhầm lẫn không, theo tôi được biết thì "麵粉" là bột mì còn "粉麵", tôi đã thấy thực tế tại các tiệm mỹ Tàu ở Sài Gòn, là món hủ tiếu mì. Đây là món ăn có phân nửa là mì, phân nửa là hủ tiếu, và khá phổ biến ở miền Nam. Tôi không rõ trong tiếng Trung Quốc đương đại có từ nào để chỉ các loại thức ăn dạng sợi làm từ bột gạo hay bột mì nói chung là gì không. Hiện tượng vênh giữa các định nghĩa của các khái niệm trong các thứ tiếng là khá phổ biến và bình thường. Ví dụ như với từ "xe" trong tiếng Việt, thật khó có thể tìm từ tương ứng trong tiếng Anh mà dịch từ này. Độ vênh càng cao với những thứ mang tính đặc thù cao, như ẩm thực chẳng hạn. Người ta cứ rắc rối với cách dịch qua lại "cake" và "bánh" là vì vậy. Và như vậy, tôi nghĩ noodle thì dĩ nhiên không thể chỉ là mì hoặc chỉ là hủ tiếu, tìm lối dịch phù hợp hơn thì chắc phải còn thảo luận dài dài. 麵 thì có lẽ dịch là "mì" thì sát hơn, tôi cũng đã sửa lại trong bài mì sợi rồi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:22, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)“麵粉” là tôi chép từ đoạn thảo luận ở phía trên xuống cho nhanh, đỡ phải đánh chữ, không để ý nên chép nhầm. “麵條” theo như định nghĩa trong các từ điển của Trung Quốc tôi đã tra cứu là tương đương với mì trong tiếng Việt, do đó nói là “麵” là mì như An Chi là đúng. Kiendee (thảo luận) 04:30, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Thusinhviet http://www.digitalspy.com/music/album-reviews/revi... http://www.gigwise.com/news/99113/muse-dead-inside... http://pitchfork.com/reviews/albums/20520-drones/ http://congannghean.vn/van-hoa-giao-duc/201704/ky-... http://quangcao.plo.vn/ http://quangcao.plo.vn/lien-he.html http://static.plo.vn/2017/App_Themes/img/PLO_logo.... https://www.FB.com/Khuong.VatlieuXaydung.TroKazumi https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdvj_9tlm... https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdvj_9tlm...